Máy đo âm thanh và tiếng ồn
Máy đo âm thanh, máy đo độ ồn, thiết bị đo độ ồn, máy đo cường độ âm ... Giám sát tiếng ồn Văn phòng, nhà xưởng, đường giao thông hoặc máy và lưu trữ dữ liệu để tham khảo và phân tích.
Máy đo âm thanh và tiếng ồn
Các máy đo và phân tích âm thanh hiện đại nhất ngày nay có thể thực hiện nhiều phép đo và đánh giá âm thanh, nhưng chưa có một máy đo nào có thể bắt chước được cách cảm nhận âm thanh của thính giác con người. Vì vậy các máy đo chỉ có thể xác định mức âm (theo dB) nghĩa là một giá trị mang tính vật lý
Những phương pháp xác định âm thanh chính:
- Đo phân tích mức âm theo tần số.
- Đo mức âm tổng cộng về năng lượng theo các thang hiệu chỉnh gần đúng về cảm giác âm thanh của hệ thính giác người.
- Đo tích luỹ theo từng khoảng thời gian để xác định trị số trung bình năng lượng âm thanh (mức âm tương đương).
- Ghi lại mức áp suất âm (trên băng giấy) hoặc ghi lại âm thanh trên băng, đĩa từ và hiển thị âm thanh.
- Đo thời gian âm vang của phòng và chất lượng cách âm của các kết cấu.
Các phép đo âm thanh đều sử dụng máy đo mức âm. Các máy đo mức âm được chia ba loại theo hướng dẫn 179 của IEC (International Electrotechnical Commission):
- Loại rất chính xác: dùng khi lập các báo cáo chính thức, khi xây dựng các văn bản luật môi trường.
- Loại tương đối chính xác: dùng cho phép đo không phải báo cáo chính thức.
- Loại ít chính xác (sai số trên 1 dB): dùng để đánh giá gần đúng.
Chu ý rằng mọi máy đo mức âm đều thực hiện phép đo theo hai đặc tính động:
- Loại nhanh: tương ứng với một thời gian đáp ứng tương tự tai người (0,1s) áp dụng khi đo âm thanh có mức thay đổi lớn.
- Loại chậm: cho phép xác định mức âm tích phân trong một thời gian dài hơn (khoảng 1s) được dùng khi đo âm thanh ít thay đổi (ổn định).
Mức âm hiệu chỉnh A, B, C, D
Các máy đo âm thanh hiện nay đều làm việc theo nguyên tắc tác động của áp suất âm thanh, tương tự tai người. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau cơ bản giữa máy đo và tai người. Một micophone có độ nhạy đồng đều với mọi tần số âm thanh. Ngược lại tai người thu nhận áp suất âm và chuyển đổi thành tác động thần kinh mạnh hay yếu còn phụ thuộc tần số của nó. Tai người là một bộ máy chủ quan, cảm giác âm thanh mà tai người thu nhận được đánh giá theo đơn vị phôn.
Để chuyển đổi một cách gần đúng các kết quả đo khách quan của máy về cảm giác chủ quan của tai người, cần đưa vào máy các mạch hiệu chỉnh tương ứng với đường đồng mức to gần mức khảo sát nhất. Tuy nhiên công việc này rất phức tạp. Để đơn giản công việc đó người ta chia các đường đồng mức to thành ba vùng và xác định một đường trung bình cho những vùng đó.
- Vùng A: các đường đồng mức to từ 0 đến 40 dB (tần số 1000 Hz)
- Vùng B: Từ 40 đến 70 dB (tần số 1000 Hz)
- Vùng C: trên 70 dB (tần số 100 Hz)
Như vậy ta có các mạch hiệu chỉnh A, B và C tương ứng kết quả do mức âm được biểu diễn theo dBA, dBB và dBC. Sau này được bổ sung thêm mạch hiệu chỉnh D (mức theo dBD) để xét đến tác động gây nhiễu của tiếng ồn tần số cao.
Muốn kết quả đo gần đúng nhất với cảm giác của tai người, ta thực hiện phương pháp đo như sau:
- Mở mạch hiệu chỉnh A, nếu mức âm đo được không vượt quá 40 dB thì kết quả đúng và được biểu diễn theo dBA.
- Nếu mức âm lớn hơn 40 dB là kết quả sai, cần phải mở mạch hiệu chỉnh B. Kết quả đúng nằm trong phạm vi từ 4070 dB và biểu diễn theo dBB.
- Nếu mức âm vượt quá 70 dB, phải đo theo mạch hiệu chỉnh C (dBC)
Tuy nhiên phương pháp đo như vậy quá phiền phức và đôi khi không thực hiện được. Vì vậy hiện nay để thực hiện các phép đo, đánh giá và tiêu chuẩn âm thanh, người ta quy định sử dụng mạch hiệu chỉnh A (dBA) để đánh giá tất cả âm thanh, kể cả trong đời sống, sản xuất công nghiệp, giao thông hoặc tiếng ồn máy bay.
Dãy tần số âm
Trong thực tế nếu chỉ đánh giá âm thanh theo một mức âm tổng cộng là chưa đủ mà cần phải phân tích chúng theo các tần số. Tuy nhiên việc phân tích âm thanh trên mỗi tần số trong phạm vi 20 20000 Hz là không thể thực hiện được và cũng không thực sự cần thiết. Vì vậy để thống nhất, ISO đề nghị sử dụng các dãy tần số âm tiêu chuẩn khi nghiên cứu âm thanh cũng như khâu chế tạo các thiết bị đo.
Dãy tần số 1 ốc ta thường được sử dụng trong nghiên cứu tiếng ồn các khu dân cư, trong thành phố và trong phòng. Dãy tần số ốc ta thường được sử dụng trong nghiên cứu cách âm của kết cấu nhà cửa. Dãy tần số ốc ta ít được sử dụng.
Máy đo âm thanh và tiếng ồn
Trong các máy đo tiếng ồn thường dùng các mạch tần số A, B, C, D và tuyến tính (Lin), với các máy thông thường chỉ có mạch A, B. Khi đo mức âm chung thường sử dụng mạch đặc tính tần số "A", vì mạch này có đặc tính tần số gần giống cảm giác của tai người, do đó mức âm đo bằng dBA. Nhưng khi đo mức áp suất âm theo các dải ốc ta thì phải dùng mạch C, F, Lin hay mạch dùng riêng cho bộ lọc (Filter). Các máy đo còn có mạch đặc tính thời gian nhanh, chậm, hay xung (F, S, I). Các máy dùng ở ta hiện nay thường của các hãng sản xuất Rion. Ono Sokki (Nhật), Bruel & Kjaer (Đan Mạch), Quest (Mỹ) v.v..., đó là các loại máy xách tay, nhẹ (trọng lượng thường dưới 1kg) có thể mang đến nhà máy, sở sản xuất đo trực tiếp. Ngoài ra còn có nhiều loại thiết bị khác đặt cố định trong phòng thí nghiệm hoặc trên ôtô để nghiên cứu tiếng ồn một cách chi tiết đầy đủ hơn. Tại các nhà máy cá thể đo ngay mức âm (dBA), mức áp suất âm ốcta (dB), hoặc dùng các máy ghi âm chuyên dùng có dải tần số rộng (20 - 20000Hz) như máy ghi âm Nagra (Thuỵ Sỹ) hoặc của hãng Bruel & Kjaer (Đan Mạch) để ghi lại các tín hiệu âm thanh, sau đó đưa về cho các tín hiệu đã ghi vào băng từ vào các máy phân tích tần số, ghi mức âm để nghiên cứu.
Người ta dùng các máy đo mức âm (Sound Level Meter) để xác định mức tiếng ồn. Tuỳ theo cấp chính xác của máy đo (theo phân loại của IEC), và đại lượng đo của máy, máy được chia ra loại chính xác (Precision) hay các loại khác; máy đo được mức âm tương đương (Integrating SLM) hay chỉ đo được các mức áp suất âm tức thời v.v...
Micrô là bộ phận nhận tín hiệu âm thanh vào máy đo. Thông thường có 2 loại micrô chính: micrô điện động và micrô tụ điện. Các micrô tụ thường được dùng trong các máy đo chính xác. Micrô tụ có đường kính 1/8 ữ 1 inch. Kích thước Micrô tụ quyết định một phần vùng tần số làm việc của máy đo. ở micrô, dao động cơ (tín hiệu âm thanh) được biến thành tín hiệu điện và truyền vào máy, sau đó được khuyếch đại, lọc trong các mạch điện và cuối cùng được chỉ thị trên đồng hồ hay hiện số.
Các sản phẩm khác: Xem tại đây
Hướng dẫn sử dụng: Hdsd
Video hướng dẫn sử dụng: Video
Báo giá thiết bị: Xem tại đây
Tin liên quan
- Một ngày lênh đênh trên đò, ngắm chim ở Thung Nham
- Nguyên lý hoạt động của sắc ký khí
- Đo điện dẫn EC (Electrical Conductivity)
- Tìm hiểu về độ pH
- Tìm hiểu về COD (Chemical Oxygen Demand) và BOD (Biological Oxygen Demand)
- Tổng quan về máy ly tâm
- Cấu tạo của cốc đốt thấp thành 250ml phòng thí nghiệm
- Cùng tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của axit axetic
- Pipet thẳng 1ml - dụng cụ lấy mẫu chính xác đến vạch cuối cùng
- Đặc điểm pipet bầu? Mua pipet bầu ở đâu chất lượng?